Bầm dập rồi mới đến INTOC
top of page
Tìm kiếm
  • Ảnh của tác giảIntoc

BẦM DẬP RỒI MỚI ĐẾN INTOC !

Đã cập nhật: 24 thg 5, 2022

Câu chuyện chống thấm Tòa nhà Ngân hàng BI. Đà nẵng với 4 tầng hầm tường Barratte:


Tháng 5.2017 - sau khi đã qua vài lần chống thấm thất bại, đơn vị thi công mời chúng tôi đến, khảo sát xong chúng tôi trình bày với họ 2 ý: rằng có nhiều tài liệu uy tín của Mỹ và các nước xác nhận không thể chống thấm hiệu quả tầng hầm mà phải làm mương dẫn + bơm nước + xây tường che lại,…. và rằng INTOC đã chống thấm hiệu quả hàng loạt hạng mục khó như hồ nước, hồ bơi trên cao, sân thượng trồng cây và đặc biệt là tầng hầm khô ráo không cần mương dẫn…. đã hiệu quả suốt 20 năm qua.


Tôi yên chí chờ vì nghĩ rằng thông tin từ nước ngoài đã có các link dẫn đầy đủ và hiệu quả của Intoc thì đã có địa chỉ công trình rõ ràng, đặc biệt là có xác nhận của đông đảo Chuyên gia, Khách hàng uy tín..…. như thế đã đủ sức thuyết phục đối tác.


Và kết quả là chống thấm…… ngoại đã được chọn!

Không thể nói là không buồn, nhưng nỗi buồn vốn phải trải qua đối với thương hiệu Việt lại là trong lĩnh vực khó như chống thấm - rồi cũng qua đi.


︎Bẵng một thời gian gần 3 năm, tôi cứ nghĩ thế nào họ cũng phải chấp nhận giải pháp phức tạp, tốn kém là làm mương dẫn + bơm nước….. xây tường che lại như công nghệ phổ biến trên thế giới.

Nhưng không, vào buổi sáng đẹp trời đầu tháng 10.2019 vừa rồi, tôi lại nhận một cuộc điện thoại mời ra Đà nẵng khảo sát – lại là tầng hầm này, chắc sợ tôi tự ái không đi nên họ chủ động lo luôn chi phí đi lại cho chúng tôi.

Lúc này công trình đã chuyển nhượng lại cho một Tập đoàn rất lớn ngoài HN.


Mời chúng tôi khảo sát, nghe chúng tôi trình bày xong, nhưng một anh trong BCH công trình nói thẳng luôn trong cuộc họp: “không tin là INTOC làm được” và còn cho biết thêm bộ phận thiết kế của CĐT ngoài HN đang cân nhắc việc đổ thêm tường bê tông chung quanh tường Barrette để ngăn nước.


Nói thật lúc đó tôi cũng hơi bị sốc, nếu họ đổ thêm tường bê tông phụ thì ngoài việc không giải quyết được vấn đề thấm còn có nhiều hệ lụy phức tạp như: tốn kém, ẩm mốc, choán không gian và đặc biệt chấp nhận nước thấm chảy qua bê tông đồng nghĩa với tạo ma sát giảm tuổi thọ công trình, … và quan trọng là Intoc mất cơ hội khẳng định sự khác biệt của mình!


May thay, trong lần tham quan hầm Me. do Nhật bản thi công năm trước, tôi có chụp lại hình ảnh tường Barette dày đến 1,5m mà vẫn bị thấm, họ phải bắn foam (tạm thời) rồi cũng đổ thêm tường bê tông kiểu như vậy che lại nhưng cuối cùng vẫn phải có mương dẫn và sẽ duy trì bơm nước suốt cả trăm năm sau.


Không biết có phải nhờ vậy không, mà họ đồng ý giao cho Intoc làm mẫu một vách tường dĩ nhiên là vùng thấm nặng nhất, khó nuốt nhất để xem Intoc làm ăn thế nào. Chính trong Biên bản bàn giao có ghi rõ đã có 2 đơn vị chống thấm vừa xong (chỉ trong 3 tháng gần đây – từ khi thay đổi Chủ đầu tư), nhưng vẫn bị thấm nặng!


Với hiệu quả đặc biệt của Intoc cùng với nỗ lực của Cty thi công Phúc Gia Nguyễn, vách tường mẫu đã hoàn toàn khô ráo đầy thuyết phục!


Đây không phải là trường hợp cá biệt, trong những bài viết trước chúng tôi đã nêu hàng loạt các hạng mục khó mà Intoc đã hiệu quả dù trước đó đã từng thất bại đến 4, 5 lần, kéo dài nhiều năm với chống thấm ngoại và hiệu quả Intoc kéo dài trên 20 năm qua.


Chúng tôi rất vui ngày càng có nhiều Chủ đầu tư, Tư vấn thiết kế, nhà Thầu... chọn Intoc thay cho chống thấm ngoại ngay từ khâu thiết kế. Nhưng không ít anh em vẫn không thể tin rằng sản phẩm công nghệ Việt 100% lại có thể thành công ở lĩnh vực mà thế giới xác nhận là không thể - như chống thấm tầng hầm áp lực nước cao mà không cần mương dẫn.


Cứ khẳng định mình bằng hiệu quả thực tế rồi việc gì đến nó phải đến – tôi tin tưởng như vậy!


Ngày 26/10/2019.

ĐTT.

***********************

Một số link tham khảo:

• Tờ NewYork Time: tại Mỹ có đến 60% nhà ở và tầng hầm bị thấm (theo Hiệp hội Giám định nhà ở tại Mỹ) .

Xin tham khảo link: https://goo.gl/g2jrJL

• Trên website của chương trình truyền hình Bob Vila – chuyên tư vấn về cải tạo nhà cửa tại Mỹ, họ nói thẳng ra luôn: “Không có cái gọi là chống thấm tầng hầm. Mấu chốt là giảm lượng nước chảy vào và bơm nước ra trước khi nó ảnh hưởng tới nhà bạn.”

• Nghiên cứu của Đại Học Minnesota, Mỹ cũng kết luận rằng phương pháp hiệu quả nhất trong chống thấm - chống ẩm tầng hầm là sử dụng hệ thống mương dẫn.

Xin tham khảo link:

• Theo Website của Bộ Tài nguyên Bang Missouri – Mỹ thì không thể chống thấm hiệu quả cho tầng hầm mà phải dùng hệ thống mương dẫn + bơm nước:

• Tạp chí Xây dựng – Bộ Xây dựng, tháng 12-2016 có đăng tải kết quả của Đề tài nghiên cứu - khảo sát về tình trạng thấm tại TPHCM của Khoa Kỹ thuật xây dựng Trường Đại học Bách Khoa TPHCM: có đến 84,35% công trình dưới 10 năm tại TPHCM bị thấm, trong đó tỉ lệ tầng hầm bị thấm là 78.3% . Đề tài nghiên cứu cũng dẫn chứng tỷ lệ thấm tại Mỹ là 60%; Singapore : 53% và tại Italy, Tây ban nha, Australia, Malaysia, Hong Kong, … đều xem thấm là vấn nạn !

Xin tham khảo: https://goo.gl/z3GyJp


Link nhóm 2:

1. Video công trình Gigamall (trước và sau khi INTOC thi công):


2. video 5 vị phát biểu (trên website INTOC):


3. Link hình ảnh và thư khen nhà máy xe hơi FORD:


4. Link thư khen điện lực



8 lượt xem0 bình luận

Bài đăng gần đây

Xem tất cả
bottom of page